Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin xã Định Công như thế nào?
227 người đã bình chọn
1 người đang online

Di tích - thắng cảnh - du lịch

100%

Yên bình một vùng quê giàu truyền thống

          Định Công là vùng đất truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Là mảnh đất tiếp nhận cư dân nhiều vùng miền trong và ngoài tỉnh đến sinh sống đã đem đến sắc thái văn hóa phong phú trên quê hương Định Công.

Di tích Đình Làng Cẩm Trướng         

Truyền thống văn hóa

Khúc sông Mã, sông Cầu Chày - đoạn chảy qua xã Định Công bao năm nay vẫn hiền hòa, êm đềm và bình yên như chính con người và cuộc sóng nơi đây. Tất cả thiên nhiên, lịch sử, con người đã làm nên một Định Công anh hùng trong chiến tranh, vững mạh giữa thời bình. Người con của Định Công (Yên Định, Thanh Hóa) dù ở lại hay tha phương vẫn luôn tự hào về mảnh đất quê hương giàu truyền thống ấy. Nơi mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện di tích của con người thời đá cũ ở núi Quan Yên gồm những mảnh tước mang dấu vết kỹ thuật  Clắc tôn, một số rìu tay và công cụ chặt thô, là nơi cư trú, nơi chế tác công cụ - là di chỉ xưởng của con người sơ kỳ đã cũ cách ngày nay khoảng 30-40 vạn năm. Đây cũng là nơi Bà Triệu Trinh Nương - nữ danh tướng kiệt xuất của sự nghiệp đánh đuổi quân Ngô với câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ngoài Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô với câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ngoài Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho Nhân dân chứ quyết không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.

          Phát huy những truyền thống tốt đẹp, người dân Định Công cho đến ngày hôm nay vẫn luôn mạnh mẽ, cần cù, đoàn kết, cùng nhau xây dựng và bảo lưu những truyền thống văn hóa mà cha ông đã dày công xây dựng. Xã Định Công đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Vào những năm 80 thế kỉ XX, Định Công được xây dựng là một điển hình của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung với công trình Định Công hóa, các hạng mục công trình đầu tư xây dựng có tiếng vang, được các nơi đến tham quan, học tập. Đây còn là xã điển hình của miền Bắc trong thời kỳ xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao. Xã đang phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2017.

          Hiện nay, trên địa bàn xã có 52 họ và dòng họ sinh sống, luôn gắn bó, đoàn kết thủy chung, tạo nên một Định Công phong phú, đa dạng về văn hóa. Đặc biệt, Định Công là xã có nhiều di tích đình, đền, chùa, miếu, phủ … tiêu biểu là các công trình như: Đền thờ Lê Quận Công (Lê Quốc Thực) - một tướng giỏi của nhà Đinh; Từ đường Phạm Quận Công - thờ Quận công Phạm Đăng Khoa và các vị tướng công họ Phạm ở làng Cẩm Trướng; Đình làng Cẩm Trướng ở trung tâm làng - thờ ba vị thần làng: Đức Thánh Cả Trịnh Đô Bát (Trịnh phủ quân), Đức Thánh Lê (Lê Quốc Thực), Đức Thánh Phạm (Phạm Đăng Khoa); Phủ Cẩm Trướng nằm ở hướng đông nam bờ sông Cầu Chày, bên vũng Hàm Rồng, cách ngã ba Bông 1km - thờ Bạch Hoa Công Chúa (Đức Thánh mẫu); Đình làng Cẩm Xuyên – thờ Đức Thánh Tản viên; Đình làng Phú Ninh – tế lễ các vị thần có công với nước; Đình làng Khang nghệ - thờ Sơn Thần trên núi Quan Yên; Nghè bà Chúa thờ bà Diệu Hoa công chúa, Nghè làng Khang Nghệ thờ thần Độc Nha Đại Vương... Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, sự chung tay tham gia đóng góp của nhân dân địa phương, con em xa quê hướng về quê hương đầu tư trùng tu, tôn tạo, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa xã Định Công càng trở nên khang trang đẹp đẽ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh của các tầng lớp nhân dân trong xã, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử của quê hương, giáo dục cho các thế hệ con em địa phương luôn tự hào về mảnh đất quê hương anh hùng.

Đền thờ Lê Quận Công

Trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay, sinh hoạt tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Định Công. Nơi đây nhân dân theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên Chúa Giáo. Công giáo và Phật giáo sống trong cộng đồng dân cư, cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương. Ngoài ra, cũng như nhiều vùng quê khác, người dân Định Công còn thờ cúng các vị thần, các anh hùng dân tộc, thờ cúng tổ tiên.

          Sinh hoạt lễ hội trở thành một trong những nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng dân cư xã Định Công. Trước Cách mạng Tháng Tám, Định Công có lễ hội rước nước Sông Mã vào tháng 2 và tháng 6 âm lịch; Lễ hội phủ làng Cẩm tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng giêng hàng năm. Ngoài ra, xã Định Công còn quy định ngày giỗ chung (ngày 01-02 âm lịch hàng năm) cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống nhân dân được no đủ, an bình. Có năm, làng tổ chức thi cỗ, gia đình nào có cỗ to, nhiều của ngon vật lạ sẽ được làng thưởng.

          Sự phong phú, đa dạng và tiêu biểu trong văn hóa dân gian truyền thống của Định Công còn được bảo lưu đầy đủ và phát huy trong sinh hoạt văn hóa tinh thần, là hệ thống dân ca nghi lễ, ca dao, tục ngữ; hát phường vải, hát ru con, hát chèo, những câu hò; truyện kể, truyện thơ, các trò chơi, trò diễn dân gian, đồng dao và trò chơi của trẻ em cùng với những phong tục và tập quán tốt đẹp đã và đang tô đẹp cho văn hóa truyền thống xã nhà. Việc hiếu, việc hỷ, việc phòng chống trộm cắp đều được quy định rõ trong hương ước, quy ước văn hóa của các làng, thể hiện phong tục tập quán của cộng đồng cư dân xưa mang bản sắc văn hóa của cư dân nông nghiệp.

Để có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay, trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Định Công đã góp nhiều công sức trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nối tiếp truyền thống cha ông, các thế hệ con em Định Công luôn nêu cao truyền thống quật cường, đoàn kết, yêu nước, không ngại hy sinh, gian khổ đóng góp sức người, sức của cùng nhân dân cả nước đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã Định Công đã vững bước vượt qua mọi khó khăn và thử thách, một lòng đi theo Đảng làm cách mạng, là cơ sở của cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hậu phương vững chắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc. Đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, nhiều thế hệ con em Định Công đã hăng hái tòng quân lên đường bảo vệ tổ quốc, hàng nghìn người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các chiến trường, 113 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh, 36 thương binh, 24 bệnh binh đã để lại một phần xương máu trên chiến trường vì nền độc lập tự do cho tổ quốc. Ghi nhận những công lao to lớn của Đảng bộ và nhân dân xã Định Công trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, năm 2002 Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Định Công đã vinh dự được Nhà nước tuyên dương là Đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”;  Cã 391 gia đình được phong tặng huân, huy chương chống Pháp, chống Mỹ; 6 bà mẹ được phong tặng danh hiệu cao quý "Mẹ Việt Nam anh hùng”

Tất cả những đóng góp sức người và của cải cho sự nghiệp cách mạng, tất cả những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước đã trao tặng đã góp phần tô thắm thêm vào lịch sử vẻ vang, truyền thống cách mạng anh hùng của quê hương.

Những nét đẹp như “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, “Giữ đạo, giữ hiếu”, “Lá lành đùm lá rách”. Các tập tục tốt đẹp trong việc cưới, việc tang luôn được nhân dân tôn trọng và giữ gìn.

Có thể nói, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Định Công phát triển theo hướng bền vững. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, cộng đồng cư dân ở Định Công đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giành tự do, độc lập và xây dựng quê hương, đất nước. Nhân dân trong xã luôn có mối quan hệ gắn bó, xây dựng nên tinh thần thân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng … tạo nên cuộc sống hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội.

          Truyền thống trong lao động

Xuyên suốt hơn ngàn năm lịch sử, ngay từ thuở khai hoang, mở đất, quá trình xây dựng làng, xã đã tôi luyện cho người dân Định Công trí thông minh, tinh thần lao động cần cù sáng tạo, biết yêu thiên nhiên của vùng đất đồng chiêm chũng. Bằng bàn tay lao động và khối óc sáng tạo, nhân dân xã Định Công đã biết dựa vào thuận lợi của điều kiện tự nhiên, khắc phục khó khăn, cùng chung sức, chung lòng biến khu đất hoang thành ruộng đồng, thành xóm làng trù phú, phát triển nông nghiệp, trồng lúa, ngô đậu và các loại rau mầu, trồng cây gây rừng bảo vệ thiên nhiên chống xói mòn đất. Cùng với trồng trọt, nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được nhân dân trong xã coi trọng và phát triển. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, cùng với việc tích cực chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, nhân dân Định Công đã hăng hái thi đua sản xuất, là đơn vị đầu tiên của miền Bắc đạt sản lượng “5 tấn, 2 con lợn/ha” gieo trồng. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Định Công luôn là đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu, nghĩa vụ của Nhà nước giao. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Định Công đã tự lực, tự cường vươn lên xây dựng mô hình “Hợp tác hóa” là điển hình tiên tiến cho cả nước trong thời kỳ bao cấp. Tinh thần lao động của người dân Định Công đã hun đúc thành truyền thống đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng làng xã, quê hương. Ngày nay nhân dân Định Công đang tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, tạo ra những bước tiến vượt bậc trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển Văn hóa - Xã hội, đảm bảo quốc Phòng - An ninh, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới quê hương theo hướng “Xây dựng nông thôn mới”.

Truyền thống hiếu học

Trải qua các thời kỳ người dân Định Công luôn nêu cao truyền thống hiếu học, rất coi trọng sự học. Dưới chế độ phong kiến hà khắc, cuộc sống đói khổ, nhiều người trong các làng của Định Công vẫn cho con đi học chữ thánh hiền để hiểu đạo lý, giữ đạo làm người.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi diệt “giặc đói, giặc dốt” của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Định Công đã phát huy mạnh mẽ phong trào bình dân học vụ, xây dựng trường lớp đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục phát triển trên quê hương.

Đó là một trong những giá trị truyền thống quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời. Như một dòng chảy không ngừng nghỉ, truyền thống hiếu học, trọng chữ, trọng hiền tài của cha ông được các thế hệ người Định Công hôm nay trân trọng, lưu truyền, không ngừng phát huy. Nhân dân xã Định Công hiểu ®­îc giá trị, sự cần thiết của tri thức trong thời đại đất nước đổi mới, hội nhập, đã và đang tiếp tục quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục, tích cực tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục, tập trung đầu tư kinh phí xây dựng trường lớp, bổ sung cơ sở vật chất cho các nhà trường, tạo điều kiện cho con em được học tập, vui chơi trong môi trường tốt nhất. Phong trào khuyến học, khuyến tài nhiều năm qua đã có tác động tích cực nhằm khuyến khích con em vượt khó vươn lên trong học tập, do đó nhiều người trong số họ là TiÕn sü, cử nhân, thạc sỹ, giữ nhiều chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước, hàng năm tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước. Mỗi năm có đến trên 30 em đậu vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn lực dồi dào, có kiến thức trình độ khoa học tham gia xây dựng quê hương đất nước.

 

°